Monday 20 March 2017

TRẬN CHIẾN PHANH PHUI TÀI SẢN (Mai Linh - Việt Tân)




Mai Linh
Cập nhật: 18/03/2017

Báo chí trong nước hiện đang tập trung “phanh phui” tài sản chìm và nổi của ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, sau loạt bài phanh phui tài sản kếch xù 700 tỷ đồng của gia đình bà Thứ trưởng Bộ công thương Hồ Thị Kim Thoa - chiếm 35% cổ phần của công ty bóng đèn Điện Quang.

Chưa thấy ông Nguyễn Phú Trọng ra lệnh điều tra như vụ tài sản của bà Hồ Thị Kim Thoa, nhưng theo dõi các bài viết trên báo chí, đa số đều rập theo một khuôn mẫu trong trận chiến “phanh phui” của cải, tài sản của một số cán bộ bị “chiếu tướng.”

Khuôn mẫu thứ nhất là tạo ấn tượng nơi người đọc rằng tài sản của các quan chức bị rọi đèn có gì đó mờ ám. Nói cách khác, các báo cố tình vẽ ra hình ảnh “bí hiểm” của những tài sản mà các cán bộ đang sở hữu không theo quy trình tự nhiên.

Khuôn mẫu thứ hai là dùng một số những phát ngôn của cán bộ từng ở trong các bộ phận điều tra, chống tham nhũng nhưng nay đã về hưu để tạo thêm sự chú ý của dư luận rằng: việc phanh phui tài sản là chính đáng, nằm trong khuôn khổ chống tham nhũng.

Ông Huỳnh Đức Thơ. Ảnh: BizLive

Tuy nhiên, càng theo dõi các dữ kiện phanh phui của báo chí, người ta lại càng thấy các nghịch lý như “chẳng lẽ việc kê khai tài sản của các quan chức chỉ là một sự giả dối?

Bà Hồ Thị Kim Thoa và ông Huỳnh Hữu Thơ đều nói rằng họ đã kê khai tài sản theo quy định của đảng và nhà nước hàng năm từ khi đảm trách những chức vụ như hiện nay.

Vậy, phải chăng:

Hoặc là a) Bà Hồ Thị Kim Thoa và ông Huỳnh Hữu Thơ đã không kê khai đúng sự thật, nên đã có người truy tìm được những tài sản chìm của họ, và nay công bố cho báo chí. Nếu đúng như vậy thì chủ trương kê khai tài sản của chế độ Hà Nội là gì? Chỉ là làm lấy lệ, lấy có, lấy tiếng là công khai, minh bạch, là chống tham nhũng, nhưng thực chất là cán bộ khai xong, bỏ vào ngăn tủ cất kỹ không ai kiểm thảo, đến khi có ai đó khui ra thì mới vội vã… điều tra.
Hoặc là b) Hồ Thị Kim Thoa và ông Huỳnh Hữu Thơ đã bị chọn làm dê tế thần, để giúp cho ông Nguyễn Phú Trọng và Bộ chính trị chứng tỏ với công luận về quyết tâm chống tham nhũng qua một vài vụ được phanh phui trên mặt báo.

Cả hai suy luận này cùng dẫn đến một kết luận là: những vụ kê khai hay phanh phui tài sản chẳng qua là màn kịch rẻ tiền của lãnh đạo Hà Nội, mà không hề là thực tâm làm sạch guồng máy tham nhũng.

Tài sản của ông Huỳnh Hữu Thơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đã Nẵng bị phanh phui gồm có như sau:

- Căn nhà diện tích xây dựng 300m2;
- 4 mảnh đất có diện tích từ 150m2 đến 1.021m2 tại nhiều vị trí đẹp ở trung tâm Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam;
- Góp vốn 3ha đất trồng rừng và sở hữu 1,5ha đất nuôi tôm;
- Góp vốn ở 4 cơ sở sản xuất kinh doanh với giá trị kê khai 2,5 tỷ đồng (không ghi rõ là cơ sở sản xuất kinh doanh nào);
- Mua cổ phiếu Công ty Dana – Ý, có giá trị 500 triệu đồng từ năm 2007.

Việc ông Huỳnh Đức Thơ và bà Hồ Thị Kim Thoa có tài sản cỡ vài trăm triệu Mỹ Kim nói trên, không là điều thắc mắc đối với dư luận, vì những tài sản này là phần được chia “đương nhiên” từ đảng dành cho họ trong thời kỳ tranh tối tranh sáng của nền kinh tế hoang dã. Nói cách khác, đó là những tài sản mà họ được “mua” với giá thỏa thuận của đảng trước khi nó được hóa giá trên thị trường.

Với tiền lương từ 500 Mỹ Kim đến 800 Mỹ Kim một tháng, thử hỏi làm sao ông Thơ, bà Kim Thoa và hàng ngàn cán bộ cao cấp khác có thể sở hữu những mảnh đất hay cổ phần béo bở, nếu không phải đây là “đặc quyền” mà đảng đã ban phát cho họ để trung thành phục vụ đảng trong nhiều thập niên qua. Vì thế mà việc các cán bộ cao cấp đã giàu có nhờ sự chia chác lợi nhuận, đất đai, tài nguyên quốc gia là điều phổ biến trong mọi chế độ độc tài cộng sản.

Điều mà dư luận thắc mắc là lâu lâu, đảng lại cho phép báo chí phanh phui tài sản một vài cán bộ được coi là đang có vấn đề - những kẻ “rớt đài ân sủng” của Nguyễn Phú Trọng và phe nhóm.

Bà Hồ Thị Kim Thoa và ông Trịnh Xuân Thanh. Ảnh: Zing News.

Như bà Hồ Thị Kim Thoa dính với Trịnh Xuân Thanh sau khi Thanh bỏ trốn. Ông Huỳnh Đức Thơ dính với vụ xung đột quyền lực giữa phe Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và cựu ủy viên Bộ chính trị Nguyễn Văn Chi, bố ruột của Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thành Phố Đà Nẵng.

Nhìn như vậy, ta thấy là những trò phanh phui tài sản của một vài cán bộ cao cấp trên báo chí, chỉ là thủ đoạn dùng dư luận để sát phạt nhau và nhân đó tạo hình ảnh rằng lãnh đạo đang có những biện pháp quyết liệt làm trong sạch bộ máy của Đảng.

Khẩu hiệu “trảm một người để cứu muôn người” của ông Trọng chỉ là thủ đoạn che mắt dư luận trước tệ nạn tham ô hết thuốc chữa của đảng CSVN hiện nay, và những tranh chấp nội bộ không còn che đậy được.





No comments:

Post a Comment

View My Stats