Saturday 15 April 2017

MÔ HÌNH TRUNG QUỐC THÀNH CÔNG NHƯ THẾ SAO KHÔNG AI BẮT CHƯỚC? (Thông Vũ - Ngàn Lau)




Thông Vũ  -  Ngàn Lau

“MUỐN TIẾN LÊN, TRƯỚC HẾT PHẢI THOÁT RA KHỎI VÙNG SAI LẦM”

Một khi sai lầm và muốn sửa sai thì phải biết rõ lý do tại sao sự sai lầm xảy ra. Trung quốc ngày nay, không xác nhận mình sai lầm. Cuộc phỏng vấn của Châu Hữu Quang – Mã Quốc Xuyên chỉ nhìn lại từ thời cách mạng Tân Hợi. Nhưng tại sao có cách mạng Tân Hợi?

Trở lại lịch sử Trung Hoa, theo truyền thuyết là thời Tam Hoàng, Ngũ Đế nhưng hiện nay lấy Tần Thủy Hoàng là vua sáng lập Trung Quốc (trung tâm thế giới). Vua Tần là một bạo chúa, ai cũng biết. Lịch sử Trung Hoa từ đó là những chuỗi ngày chinh phạt các nước nhỏ lân bang. Khi thanh bình là những năm tháng triều cống Thiên Tử. Tục lệ này tạo cho người Trung Hoa lấy cái hay, đẹp của thiên hạ làm của mình (nhận vơ). Khi Mông Cổ, Mãn Thanh xâm chiếm Trung Hoa, lịch sử kết án là giặc xâm lăng. Nhưng khi khôi phục lại chủ quyền thì những công trình của nhà Nguyên (Mông Cổ), nhà Thanh trở thành di sản của Trung Quốc. Trò ăn gian này trở thành truyền thống của Trung Hoa.

Khi Trung Quốc dưới thời nhà Thanh (Từ Hi Thái Hậu) bị Bát Quốc Liên quân đánh tơi tả và phải mở cửa cho Âu Châu vào buôn bán. Trung Hoa đổi mới với Tôn Văn nhưng không lâu thì biến thành sứ quân. Kế tuy theo Tưởng nhưng không có tinh thần dân tộc. Trung Hoa muốn dân chủ nhưng dân nghèo, kinh tế trì trệ, triết học không có, xã hội rối loạn vì thù trong, giặc ngoài.

Tôn Dật Tiên thực hiện cách mạng Tân Hợi 1911 thỏa hiệp với tướng Vương Thế Khải để chấm dứt nhà Thanh, thành lập Cộng Hòa Trung Quốc  (Republic China) nhưng các sứ quân không hợp tác với chính phủ trung ương. Sự ra đời của nước Trung Hoa mới là do sự thỏa thuận từ trên xuống không phải từ dưới (nhân dân) đi lên và Tam Dân chủ nghĩa thiếu Duy Nhân và Duy Nhiên. Năm 1921 đảng Cộng Sản Trung Hoa thành lập với sự cố và giúp đỡ của Nga Xô.

Mao chọn con đường Cách Mạng Vô Sản vì sự thành công của Nga. Là một quản thủ thư viện của Đại Học Bắc Kinh, Mao đọc rất nhiều sách nhưng không nghĩ ra một con đường mới cho Trung Hoa. Cái gọi là tuyển tập Tư Tưởng Của Mao (nếu có đọc) là tư tưởng không có hệ thống. Nhất là về chỉ đạo chiến tranh đều là lấy từ binh pháp Tôn Tử nhưng sửa đổi lại về hình thức, câu văn. Tư tưởng Mao chỉ là những lý luận tràng giang đại hải. Tuy dựa trên Duy Vật biện chứng nhưng chính Mao biết là không hữu hiệu (work out) nếu không có bạo lực, thủ đoạn (lường gạt) đi theo. Khi Nhật xâm lăng, Mao lẩn tránh để Tưởng chống Nhật và Mao đánh sau lưng Tưởng để gây dựng thanh thế. Cách mạng 1949 chín mùi khi Trung Hoa kiệt quệ vì chiến tranh thế giới thứ hai, không phải vì lý thuyết của chủ nghĩa CS ưu viêt mà vì sự tiếp tay của Nga Xô và thủ đoạn chính trị CS sử dụng. Ngày nay (2016) đài truyền hình Trung Hoa (CCTV, sau đổi là CGTV) chiếu các phim tài liệu chống Nhật không nhắc quân đội Quốc Dân Đảng (Tưởng Giới Thạch) mà chỉ nói là quân đội Trung Hoa đánh Nhật (lại một cách gian dối).

Về văn hóa triết học của Khổng Tử bị xóa bỏ, Phật Giáo bị triệt hạ. Năm 1950, Trung Hoa chiếm Tây Tạng. Ngày nay, đài truyền hình CCTV trình chiếu chương trinh văn hóa Trung Hoa: nội dung là văn hóa Phật Giáo của Tây Tạng. Điều này nói lên tật gian dối lấy của Người làm của Mình. Cũng như kỹ nghệ phim ảnh, truyền hình Trung Hoa nghèo nàn về nội dung lẫn hình thức và Nam Hàn đã xâm chiếm Trung Hoa qua lãnh vực này. Gần đây Tập Cận Bình kêu gọi phục hồi Khổng Tử và Phật Giáo nhưng không kết quả vì Không Tử chỉ dạy Trung Quân, Ái Quốc đối với chế độ Quân Chủ. Về Phật Giáo thì Trung Hoa chẳng còn cao tăng sau thời Đạt Ma –Huệ Năng, vì Thần Tú (Bắc tông) không phải là người được truyền y bát trong khi Huệ Năng được truyền y bát lại bỏ về phương Nam (?). Khi cộng sản lên đã phá hủy kinh sách, chùa chiền. Từ đó chùa chỉ là toàn là sư Quốc Doanh. Niềm hãnh diện về chùa Thiếu Lâm là một lạc hướng của Phật Giáo Trung Hoa vì đi vào võ học thay vì tu học giải thoát. Cách Mạng Văn Hóa 1966 tiêu diệt tàn dư văn hóa thời quân chủ và triệt hạ giai cấp trí thức,  tiểu tư sản. Từ đó Trung Hoa thất bại về mặt văn hóa, đạo đức.

Vì chuyển từ Quân Chủ sang Cộng Sản, người dân Trung Hoa không bao giờ có cơ hội học hỏi và thực tập dân chủ và nếm mùi dân chủ Tây Phương (cho dù là thuộc địa như VN, Ấn, Phi). Những gì Trung Hoa học từ Nga Xô, cũng là từ quân chủ chuyển sang cộng sản. Dân Nga ngoài tật đố kỵ với Âu Châu lại có cùng những đặc tính với Trung Hoa: đất nước rộng lớn nhưng không có lối ra với thế giới vì ngôn ngữ khó đọc, viết, lãnh thổ thiếu giao thông nên sự phát triển chậm. Khi Lenin lợi dụng lý luận Karl-Marx để xúi giục gai cấp công nhân tiến hành cách mạng vô sả; Stalin khai thác bạo lực, khủng bố để tiêu diệt đối lập. Khi cộng sản triệt hạ giai cấp trí thức tiểu tư sản (middle class) và nền văn hóa cũ: xã hội bị phá sản, người dân biến thành con thú dưới tác dụng của Duy Vật biện chứng; con người thành con thú qua thí nghiệm Palov (thí nghiệm của khoa học gia Nga Palov: để con chó đói, mỗi lần rung chuông thì cho ăn, nên mỗi khi chuông kêu là chó chạy đến chờ ăn) mất Nhân tính, Nhân Bản, Nhân Đạo và không còn Nhân Chủ .

Dân chủ là trung thực với mình (tự giác, tự chủ) là dám đối chất, tranh luận, chấp nhận thắng thua qua bầu cử mà không dùng thủ đoạn, bạo lực. Dân chủ cũng là đặt cá nhân có trách nhiệm với tập thể cộng đồng, xã hội. Dân chủ ngoài tam quyền phân lập còn đệ tứ quyền: Tự do báo chí tham dự phân tích, phê bình từ mọi tầng lớp quần chúng.

Từ 1949, Mao nắm quyền và người Trung Hoa không bao giờ có tranh luận công khai. CS Trung Hoa cho rằng Duy Vật biện chứng qua phê bình và tự phê bình sẽ giúp sự chỉ đạo của Đảng không lạc hướng. Nhưng vì quá khứ sử dụng bạo lực trong thời kỳ chiến tranh, các đảng viên đều đóng kịch khi kiểm thảo. Để khai thác giới Công-Nông, người Ngu lên nắm quyền và giới trí thức đi tù, lao động.

Năm 1953, Mao phát động “Phong Trào Trăm Hoa Đua Nở” để thanh trừng những ai phê bình đảng. Năm 1957, Mao lại phát động “Bước Nhảy Vọt Vĩ đại” để biến Trung Hoa từ nông nghiệp sang kỹ nghệ. Hậu quả là 15-45 triệu dân chết đói. Năm 1966 Mao phát động Cách Mạng Văn Hóa và chống chủ nghĩa xét lại (Khrushchevists) do Vệ Binh Đỏ là những kẻ cuồng tín, quá khích thực hiện. Kết quả kinh tế Trung Hoa giảm 12%.

Từ 1966-1969, các  cộng sự viên của Mao như Bành Đức Hoài, Lâm Bưu, Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình dần dần bị loại, thanh trừng. Ngay cả Chu Ân Lai biết là sai lầm cũng không dám nói. Không bao giờ trong lịch sử cận đại Trung Quốc cho rằng Mao đã sai lầm ngay cả sau khi Mao chết 1976.

Khi Đặng Tiểu Bình cho phép đổi hướng (Mèo Trắng, mèo Đen miễn là bắt chuột) 1978, chủ nghĩa CS đã phản bội giai cấp Công-Nông. Duy Vật biện chứng trở thành Duy Sinh biện chứng. Lý luận của Karl- Marx chỉ còn là cái vỏ rỗng tuếch. Rồi khi Tập Cận Bình kêu gọi sinh viên, trí thức, giáo sự đại học của Trung Hoa phát huy tư tưởng Karl-Marx, thì sự đáp ứng rơi vào khoảng không vì chẳng có gì có thể áp dụng trong kinh tế thị trường.

Không có nhân vật cộng sản nào thú nhận Karl-Marx chỉ viết Tư Bản luận và chuyện bạo lực là do ai bày ra? Chuyện triệt hạ các giai cấp xã hội, hệ thống giáo dục cải tạo, tù đày, khổ sai, khủng bố cũng như hệ thống công an kềm kẹp mọi hành động của người dân chỉ là phó sản của Stalin và Mao thêm vào chuyện đấu tố để phá vỡ truyền thống gia đình, làng xã. Nếu thực sự triết học Duy Vật có “Quy Nạp-Diễn Dịch –Hiệu quả” thì phải có vài nước Cộng sản thực hiện được. Kết quả sau hơn 70 năm Duy Vật chỉ còn Cuba hiu quạnh và Bắc Hàn đói kém, cuồng tín.

Sự phát triển kinh tế ngày nay của Trung Hoa không thể gọi là thành công của Duy Vật mà cũng khó có thể gọi là mô hình kinh tế theo Tây Phương (dựa trên toán học và quy luật). Kinh tế Trung Hoa vượt trội vì thủ đoạn: …ăn cắp bản quyền (copy right) các phát minh của Tây Phương mà không phải nghiên cứu nên sản phẩm bán rẻ. Thêm vào đó sự buôn bán gian lận, giá cả số lượng trao đổi hàng hóa (trade). Ngay cả việc đánh giá trị tiền tệ (yuan) cũng là có bàn tay của đảng CS Trung Hoa chỉ đạo. Bao nhiêu lần Trung Hoa hứa thả nổi đồng Yuan để rồi lại Ngân Hàng Trung Ương tiếp tục bỏ tiền ra để kéo đồng Yuan lên vì liên tục mất giá. Tổng hợp đề đã được sử dụng để chống Khuynh Tả hay Khuynh Hữu và coi đó là Trung Đạo để xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa tiến lên thiên đường cộng sản. Nhưng Trung Đạo của Duy Vật biện chứng không phải là Trung Đạo của nhà Phật (một sự ăn cắp, ngụy tạo) vì đi ngược Nhân Bản và để duy trì sự tiến lên: Bạo lực cách mạng đã được sử dụng để bảo đảm thành quả đạt được. Ngay đến nền giáo dục của Trung Hoa hiện nay vẫn là sự duy trì những dối trá của lịch sử từ 1911. Khi những người dân tương lai của Trung Hoa lớn lên với nền giáo dục bóp méo, thiếu Nhân Bản, thiếu lý luận để tìm sự thật thì phát triển kinh tế (quốc doanh) có nghĩa lý gì ???

Cho tới khi nào Trung Quốc xác nhận sai lầm của Mao, của chủ nghĩa cộng sản, về sự phản bội con người, về sự xâm chiếm Tân Cương (Turkistan Republic), Tây Tạng, Nội Mông, Mãn Thanh và sự Hán hóa tiếp diễn liên tục đến ngày nay thì những hào quang của Trung Quốc chỉ là ảo ảnh.

Một trong những sai lầm của Cộng Sản Trung Hoa là phá hoại thiên nhiên; ngăn sông, phá núi mà không có nghiên cứu. Hủy hoại thiên nhiên thì con người mất địa bàn sinh hoạt. Ngày nay Trung Quốc cố thay đổi nhưng khi một viên gạch (cá nhân) đã nứt thì xây nhà càng cao càng dễ đổ.

Kết luận: Nếu cá nhân không Tự giác, tự chủ thì sẽ sai lầm. Lãnh đạo sai lầm thì tập thể thất bại. “Chính trị hôm nay là lịch sử của ngày mai”. Lịch sử Trung Hoa đã sai lầm. Chính trị ngày nay cũng sai lầm nốt. Trung Cộng  không thể lấy cách mạng 1911 hàn gắn vào cách mạng 1949 như là tiến trình Dân Chủ của Trung Hoa cũng như CSVN không thể lấy cách mạng 1945 là kết quả của đảng CSVN. Đó là tại sao chẳng có ai theo mô hình CS (nếu không bị chiếm đóng).

“DÁM NỔI GIẬN NHƯNG KHÔNG DÁM NÓI”

Khi chiến tranh kéo dài, con người tìm sự sống còn bằng mọi giá. Không phải chỉ là giới trí thức mà toàn thể người dân… đều sợ chết. Khi tại các nước Tây Phương kêu gọi hòa bình nhưng người dân vẫn dám chết để bảo vệ Tự Do, Dân Chủ thì tại các nước chưa có hay đã mất Tự Do, Dân Chủ người dân chẳng buồn đứng lên. Sự khác biệt giữa người Trung Hoa tại Hong Kong, Đài Loan, Tân Gia Ba và người dân lục địa khá rõ. Cho dù với diễn đàn của máy điện toán (chatroom, facebook, internet, comments, blogs….) người dân Trung Hoa lục địa phê bình tổng thống Mỹ, chửi tổng thống Đài Loan … nhưng nếu phê bình Tập Cận Bình là hôm sau bị mất việc làm và bị bắt ngay.

Hiện tượng nổi giận mà không dám nói cho thấy CS đã điều kiện hóa con người như con vật: chỉ biết làm kinh tế mà tê liệt khả năng chính trị. Với tình trạng này áp dụng vào VN, chúng ta chỉ thấy người VN trong nước từ từ bỏ ra hải ngoại. Người Trung Hoa từ từ di dân sang VN làm ăn và đến 2020, công cuộc Hán hóa VN hoàn tất, không một lời phản đối, không một tiếng súng. VN không còn Nhân Chủ.

Chế độ cộng sản đã hủy hoại con người thành nô lệ. Khi con người không dám nói những cảm nghĩ chân thực của mình thì hàng ngũ trí thức cũng như toàn thể dân tộc Trung Hoa vẫn chỉ là những con rối của đảng cộng sản.

“TRÍ THỨC KHÔNG CÓ BIÊN GIỚI, NGƯỜI TRÍ THỨC CŨNG KHÔNG CÓ BIÊN GIỚI”
Ngày nay, theo đài truyền hình Trung Quốc (CGTV) thì Trung Hoa hiện nay là nước có nhiều tổ chức chuyên môn nhất (think tank, foundation, institution…). Dĩ nhiên với dân số 1.3 tỷ dân thì chẳng có gì lạ. Nhưng chúng ta phải tự hỏi những nhà chuyên môn (expert, analyst …) khi xuất hiện trước công chúng, trên đài truyền hình để đưa ra nhận xét về một vấn đề nào đó thì ý kiến của họ có giá trị gì không? Hay chỉ là theo lệnh hay chiều hướng của đảng cho phép, sắp sẵn, chỉ đạo… và quá khứ suy luận, phân tích của họ có độc lập hay vẫn là chịu ảnh hưởng của đảng cộng sản? Cho dù Trung Hoa có thay đổi về các cơ quan, học viện, tổ chức (NGO) cho giống như Tây Phương thì càng phải nghi ngờ “bình mới, rượu cũ”.

Và cho dù giới trí thức Trung Hoa có nói gì đi nữa chúng ta vẫn phải nhớ rằng những người như Ai Wei Wei vẫn còn bị cô lập và Liu Xiao Bo vẫn còn bị cầm tù tuy rằng được trao giải Nobel vì nói lên những suy nghĩ cá nhân. Và khi gian dối với lich sử, giáo dục thì trí thức và thế hệ tương lai có nghĩa lý gì?

Khi nhà cầm quyền Trung Hoa còn tuyên bố Nhân Quyền, Dân Chủ, Công Lý… của Trung Hoa khác Tây Phương thì đó vẫn là bằng chứng về sự gian dối giữa ban ngày của chế độ độc tài đảng trị.
“Nuôi tâm sinh thiên tài. Nuôi óc sinh nhân tài. Nuôi thân sinh nô tài”. (LĐA)

Thông Vũ
VA 2/02/2017

*
*
Bài viết bên trên bình luận về Trung Quốc qua bài phỏng vấn (bên dưới) do Mã Quốc Xuyên phỏng vấn ông Châu Hữu Quang, thực hiện vào năm tháng 1 năm 2011.

CHÂU HỮU QUANG - MÃ QUỐC XUYÊN
Thứ năm, 26 Tháng 1 2017 00:17

Phỏng vấn học giả nổi tiếng Trung Quốc 105 tuổi Châu Hữu Quang
Cụ Châu Hữu Quang (周有光) nhà ngôn ngữ học số một Trung Quốc (TQ), người đượcgọi là “Cha đẻ của Phương án dùng chữ Latin phiên âm Hán ngữ” [Chinese phonetic alphabet] vừa qua đời ngày 14/1/2017, thọ 111 tuổi.
Năm 2011, vào dịp bước sang tuổi 105 cụ Châu Hữu Quang có ba niềm vui: Tập tạp văn “Triều văn đạo tập” của cụ đượcTháng đọc sách Thâm Quyếnbình chọn là một trong 10 sách hay năm 2010, bản thân cụ đượcHội Xúc tiến văn hóa Trung Hoa chọn là “Nhân vật văn hóa Trung Hoa năm 2010”, Tuần san Nhân vật phương Nam chọn cụ là “Nhân vật hấp dẫn năm 2010”.
Sinh ngày 13/1/1906, cụ Châu Hữu Quang chứng kiến lịch sử một thế kỷ của TQ. Sau nhiều năm làm công tác kinh tế và tài chính tiền tệ, từ năm 1955 cụ chuyên nghiên cứu về ngôn ngữ học, từng chủ trì công tác lập Phương án phiên âm Hán ngữ, đượcngườiTQ gọi là cha đẻ của Phương án này.
Năm 85 tuổi cụ nghỉ hưu, từ đó cụ đọc nhiều và viết nhiều. Các bài viết của cụ đều nói những chuyện đời thường, có lý lẽ, tư duy mạch lạc sáng sủa, không chạm trổ tô hồng, đượcbạn đọc rất ưa thích. Châu Hữu Quang trở thành nhà trí thức của công chúng, đượccả xã hội TQ tôn trọng. Nhà tư tưởng nổi tiếng Lý Trạch Hậu (Li Zhe-hou) từng nói, cụ Châu Hữu Quang là một kỳ tích trong lịch sử văn hóa thế giới, bởi lẽ có không ít danh nhân văn hóa thọ trăm tuổi nhưng chưa mấy ai đượcnhư Châu Hữu Quang, 105 tuổi mà vẫn suy nghĩ, viết lách.
Sau khi đượctặng danh hiệu Nhân vật văn hóa Trung Hoa năm 2010, cụ Châu nói cụ sẽ tiếp tục suy nghĩ, viết lách, tiếp tục ra sách. Cụ pha trò: “Năm nay tôi 105 tuổi. Có lẽ tôi sẽ sống đượcđến 106 tuổi. Tôi có thể tiếp tục làm việc.” 
Dưới đây là bài phỏng vấn cụ Châu Hữu Quang, do nhà báo TQ nổi tiếng Mã Quốc Xuyên thực hiện vào tháng 1/2011, nhân dịp cụ Quang tròn 105 tuổi.

“MUỐN TIẾN LÊN, TRƯỚC HẾT PHẢI THOÁT RA KHỎI VÙNG SAI LẦM”
Hỏi: Cụ sinh năm 1906, từng trải qua Phong trào Ngũ Tứ. Phong trào này có ảnh hưởng rất lớn tới giới trí thức, và đã có ảnh hưởng gì tới cụ?
Đáp: Không phải là Phong trào Ngũ Tứ ảnh hưởng tới giới trí thức mà giới trí thức đã ảnh hưởng tới Phong trào này. Giới trí thức có đóng góp lớn nhất vào Phong trào Ngũ Tứ. Phong trào đó khôngbỗng dưng xuất hiện mà hình thành từng bước. Bắt đầu từ cuộc Chiến tranh Thuốc phiện trở đi, hết cuộc xâm lược này đến cuộc xâm lược khác nhằm vào TQ, gây ra sự phẫn nộ của nhân dân, thức tỉnh ý thức cứu nước. Về kinh tế, có phong trào Dương Vụ, gây mầm mống cho nền công nghiệp trong thời gian Thế chiến lần thứ nhất. Về chính trị, có cuộc Duy Tân 100 ngày của Khang Hữu Vi, cuộc Cách mạng Tân Hợi của Tôn Trung Sơn, lật đổ đế chế, thành lập Dân Quốc. Về văn hóa có phong trào đề xướng Quốc ngữ, Thiết Âm Tự [1], “Nói thế nào viết thế ấy”.Ngày 4 tháng 5 năm 1919, đượckích thích bởi sự kiện Nhật xâm lược TQ, trào lưu tư tưởng mới dâng tràn trở thành phong trào cứu nước có tính toàn quốc. Phong trào Ngũ Tứ đã có ảnh hưởng tới giới trí thức về sau.
Thời Ngũ Tứ, tôi sắp tốt nghiệp tiểu học, theo thầy giáo đến quán trà diễn thuyết. Vì tôi thấp bé, khách khôngnhìn thấy. Một ông khách bèn bế tôi lên đứng trên bàn để diễn thuyết. Lúc ấy không khí quán trà sôi động hẳn lên.
Hỏi:Trước và sau Phong trào Ngũ Tứ, trào lưu tư tưởng cấp tiến truyền vào TQ, nhất là những năm 30-40, nhiều nhà trí thức ngả về phía tả. Cụ cho rằng đâu là nguyên nhân của sự chuyển hướng đó, có những bài học lịch sử nào đáng đượctổng kết ?
Đáp: Mọi người đều phản đối sự chuyên chế của Đảng Quốc Dân. Đảng Cộng sản TQ thì truyên truyền đòi dân chủ. Thế là giới trí thức chuyển hướng về phía tả. Trong thời kỳ kháng chiến chống Nhật, Đảng Quốc Dân thành lập Hội nghị Hiệp thương chính trị (Chính Hiệp, tồn tại cho tới nay). Chu Ân Lai đại diện ĐCSTQ tham gia Chính Hiệp, ông thường xuyên làm việc ở Trùng Khánh. Tháng nào ông cũng tổ chức tọa đàm, mời một hai chục người dự, bàn chuyện quốc gia đại sự. Hứa Địch Tân (nhà kinh tế) thư ký của Chu Ân Lai là bạn tôi. Lần tọa đàm nào tôi cũng đến dự. Chu Ân Lai thường nói Đảng CS chúng tôi chủ trương dân chủ. Mọi người đều biết « Cuộc đối thoại nhà hang » [2] của Mao Trạch Đông nói rõ ĐCS phải đi con đường dân chủ. Hồi ấy mọi người tưởng thật.
Hỏi:  Sau ngày lập quốc, Mao Trạch Đông đề xuất phải cải tạo các nhà trí thức cũ.
Đáp:  Hồi ấy Mao Trạch Đông « ngả về phía » [nguyên văn Nhất biên đảo] Liên Xô, nơi giới trí thức bị phủ nhận, TQ cũng phủ nhận giới trí thức. Danh nghĩa là cải tạo, thực tế là tiêu diệt.
Liên Xô đuổi các nhà trí thức cũ lên ở vùng đất phía bắc Vòng Bắc Cực [Arctic circle]. Đến khi Khrushchev lên cứu họ thì quá nửa đã chết. Thời kỳ Cách mạng Văn hóa, Chính phủ TQ đưa các nhân viên cơ quan trực thuộc Chính phủ đến Trường Cán bộ mồng 7 tháng 5 [3] ở bãi hoang Bình La Tây thuộc tỉnh Ninh Hạ và quy định mọi người phải thề mãi mãi không về nhà. Sau khi Lâm Bưu chết, mọi người mới về nhà.
Hỏi:Vì sao sau năm 1949 giới trí thức gặp nhiều nỗi gian truân như vậy ? Là một nhà trí thức đi ra từ thời đại đó, cụ đánh giá ra sao về đoạn lịch sử ấy ?
Đáp: Gần đây các học giả trong ĐCSTQ nói nỗi gian truân của giới trí thức TQ là do nước Nga đưa đến. Các học giả lịch sử cho rằng Liên Xô là vùng sai lầm lịch sử của nước Nga ; « Nhất biên đảo (ngả về một bên) » là sai lầm lịch sử của TQ [ngả về Liên Xô]. Muốn tiến bộ thì trước tiên phải rút ra khỏi vùng sai lầm.
Hỏi:Gần đây có sự đánh giá tương đối cao về những năm 80 thế kỷ XX, có người nói đây là « Cuộc khai sáng lần thứ hai » sau Phong trào Ngũ Tứ. Cụ đánh giá như thế nào về « Thập niên 80 » ?
Đáp:Cải cách mở cửa thì tốt hơn thời đại Mao Trạch Đông. Nhưng kinh tế đã được cải cách mà chính trị thì chưa cải cách. Các học giả nước ngoài nghiên cứu vấn đề này nói : Cơ cấu xã hội TQ đã đạt được tới tình trạng thời Duy tân Minh Trị, nửa phong kiến, nửa tư bản. TQ muốn đuổi kịp Nhật còn phải đi một chặng đường rất dài nữa.
« DÁM NỔI GIẬN NHƯNG KHÔNG DÁM NÓI »
Hỏi: : Khái niệm « Người trí thức » đến từ phương Tây, từ này không có trong lịch sử TQ. Năm 1921, ĐCS thành lập, trong Điều lệ Đảng mới chính thức dùng hai từ « Người trí thức » và « Tầng lớp trí thức ». Năm 1933, Chính phủ dân chủ công nông trung ương ở khu căn cứ địa cách mạng của ĐCS đã quy định rõ ràng người trí thức là một tầng lớp xã hội, thuộc vào « Người lao động trí óc ».
Đáp:Tại các nước tư bản tôi đã đi qua, tôi chưa nghe thấy người ta bàn về vấn đề người trí thức hoặc người lao động trí óc thuộc tầng lớp nào. Họ cố gắng làm cho mọi người đều được hưởng giáo dục đại học. Giai cấp trung lưu ở Mỹ chiếm 80% số dân toàn quốc, đều là người trí thức. Họ có vấn đề giáo dục chứ không có vấn đề người trí thức.
Hỏi: : Liên Xô tuy đã tan rã nhưng cho tới nay vẫn ảnh hưởng tới TQ, kể cả cái gọi là « vấn đề người trí thức » do Liên Xô tạo ra.
Đáp:Mao Trạch Đông có một thời từng muốn kế thừa Stalin làm người dẫn đầu Quốc tế Cộng sản. Về sau các nước XHCN chỉ trích lẫn nhau, tôi không thừa nhận anh, anh không thừa nhận tôi. Các sử gia ấn định một tiêu chuẩn hòa cả làng : Ai tự xưng là XHCN thì thừa nhận họ là XHCN. Thời Liên Xô có 40 nước tự xưng là XHCN. Hiện nay chỉ còn lại 6 nước : TQ, Triều Tiên, Việt Nam, Lào, Cuba, Libya [năm 2011]. 
Hỏi: : Giới trí thức TQ những năm gần đây có hình ảnh tổng thể không tốt đẹp. Thậm chí có người phê bình các nhà trí thức hiện nay, nhất là trí thức ở các trường đại học và cơ quan nghiên cứu, đã bị quyền lực và lợi ích « mua chuộc rồi ». Cụ có đồng ý với nhận xét ấy không ?
Đáp:Theo tôi họ chưa bị mua chuộc. Ít nhất là phần lớn họ chưa bị mua chuộc. Họ không dám nói thật lòng, không phải là họ thích nói dối, mà là họ « dám nổi giận mà không dám nói ». Nếu có một ngày người nói không có tội thì họ sẽ thổ lộ những lời nói thật lòng.
Hỏi: : Trong những lời phê bình, người trí thức trong các cơ quan giáo dục bị phê bình nhiều hơn cả. Theo cụ, ngành giáo dục TQ có những vấn đề tồn tại nào ?
Đáp: Cải cách mở cửa đã đưa khoa học tự nhiên vào TQ nhưng chưa đưa khoa học xã hội vào, trừ kinh tế học là một ngoại lệ. Nếu mở cửa tiếp, đưa khoa học xã hội vào, kể cả giáo dục học, thì tình hình sẽ thay đổi.
« TRI THỨC KHÔNG CÓ BIÊN GIỚI, NGƯỜI TRÍ THỨC CŨNG KHÔNG CÓ BIÊN GIỚI »
Hỏi: : Nhà trí thức ngày nay có gì khác với « sĩ » thời cổ ?
Đáp: Thời cổ chỉ có nhà trí thức truyền thống của TQ, lối ra của « sĩ » chủ yếu là làm quan, « Học giỏi thì làm quan (Học nhi ưu tắc sĩ) ». Người trí thức ngày nay vừa phải có tri thức truyền thống của nước mình lại vừa phải có tri thức quốc tế hiện đại, diện hiểu biết mở rộng nhiều, việc làm cũng đa dạng. Thời cổ có rất ít người trí thức. Hiện nay có hàng triệu sinh viên đại học, tình hình hoàn toàn khác trước.
Hỏi: : Người trí thức nên giữ mối quan hệ như thế nào với chính trị ?
Đáp:Trong thời đại toàn cầu hóa, chính trị học đã trở thành một khoa học, công tác chính trị đã trở thành công tác quản lý khoa học, tách khỏi tôn giáo và giáo điều. Chúng ta còn biết quá ít về sự thay đổi mới này. Nghiên cứu mối quan hệ giữa người trí thức với chính trị, trước tiên phải hiểu rõ tình hình mới của thời đại toàn cầu hóa.
Hỏi: : Người trí thức TQ khác người trí thức nước ngoài ở những điểm nào ?
Đáp:  Nếu được hưởng nền giáo dục như người trí thức các nước tiên tiến đã hưởng thì người trí thức TQ sẽ không có những khác biệt cơ bản nào với người trí thức nước ngoài. Tri thức không có biên giới, người trí thức cũng không có biên giới. Người trí thức có quốc tịch nhưng không có biên giới quốc gia. Người trí thức nên có tính quốc tế. Tôi có viết một bài báo với tiêu đề « Tính nhất nguyên của khoa học ». Sau giải phóng, quan điểm « Khoa học có tính giai cấp » từ Liên Xô truyền vào TQ ; về sau quan điểm đó đã biến mất cùng với sự biến mất của Liên Xô.
Hỏi: : Nói cụ thể về TQ ngày nay, người trí thức nên quan tâm những vấn đề gì ? nên có tinh thần như thế nào ?
Đáp:  Trong thời đại toàn cầu hóa, nên tiến lên theo khoa học và dân chủ của thời đại toàn cầu hóa. Phải có thể suy nghĩ độc lập, phải hiểu lịch sử và sự tiến triển của toàn cầu hóa.
Người trí thức phải có nhân cách độc lập. Tri thức là động lực tiến hóa của loài người. Người trí thức vừa phải phục vụ giai cấp tư sản lại vừa phải phục vụ giai cấp vô sản, vừa không phải là nô lệ của giai cấp tư sản lại cũng chớ làm bạo chúa của giai cấp vô sản. Độc lập hành động, tự do tự tại, tự hiểu biết, tạo dựng nhân cách độc lập của mình.
Hỏi: : Theo cụ thì hiện nay số người trí thức TQ kiên trì khoa học, dân chủ có nhiều không ?
Đáp:  Theo tôi là rất nhiều. Ai cũng biết thế nào là đúng sai. Chỉ có điều họ ngậm miệng không nói, vì để khôn ngoan giữ mình.
Hỏi: : Hiện nay một số người trí thức cho rằng có tồn tại « Mô hình Trung Quốc ». Cụ thấy thế nào ?
Đáp:  Có nghe thấy hai quan điểm. Một quan điểm nói TQ thực hành kinh tế thị trường thành công, Việt Nam bắt chước TQ cũng thành công. Mô hình TQ là « Từ kinh tế kế hoạch đến kinh tế thị trường ». Một quan điểm khác nói : Mỹ suy thoái rồi, TQ sẽ thay Mỹ trở thành mô hình toàn cầu. Một mô hình chẳng có ai bắt chước thì mô hình ấy không tồn tại.
Hỏi: : Có người nói không được tùy tiện làm dân chủ, đã dân chủ là rối loạn. Nước Mỹ mỗi lần bầu cử đều rối bời bời. Cụ thấy thế nào ?
Đáp:   Liên Xô tan rã, mọi người bình tĩnh, im hơi lặng tiếng, không chút rối loạn. Ông muốn cái không rối loạn của Liên Xô hay là cái đại loạn của Mỹ ?
Hỏi: : Khác với một số nước trên thế giới vẫn nhấn mạnh sự khác nhau giữa các quốc gia dân tộc, châu Âu bắt đầu phá vỡ giới hạn giữa các quốc gia dân tộc, Liên minh châu Âu nhất thể hóa. Đây là thành công hay thất bại ?
Đáp:  Châu Âu hai lần đại chiến, xã hội vô cùng rối ren, lòng dân hướng về thái bình yên ổn. Liên minh châu Âu [EU] nhất thể hóa giành được thành công vĩ đại. EU là sự phát triển mới của chế độ dân chủ còn đang tiếp tục tiến lên. Các du khách châu Á hỏi dân Pháp, Đức : Các bạn sẽ còn đánh cuộc đại chiến lần thứ ba hay không ? Trả lời : Không. Hỏi : Tại sao không ? Đáp : Trước đây hai nước đánh xe chạy trên cùng một con đường, anh đi bên trái, tôi đi bên phải, xe đâm nhau !  Bây giờ mọi người cùng đi phía bên phải, xe không đâm nhau nữa.
Hỏi: : Xem ra cụ tuổi cao nhưng không bi quan. Mọi việc rồi sẽ dần dần trở nên tốt đẹp chăng ? Có người nói sau đây ba chục năm TQ sẽ thực hiện dân chủ. Lẽ nào thật sự còn phải chờ ba chục năm nữa ư ?
Đáp:  Ba chục năm không coi là lâu. TQ có lịch sử 5 nghìn năm kia mà !
Hỏi: : Cùng với sức mạnh kinh tế của TQ ngày càng tăng lên, một tâm trạng lạc quan đang lan tràn trong nước chúng ta, một bộ phận thanh niên cũng có tình cảm chủ nghĩa dân tộc khá mạnh. Là một người già trăm tuổi từng chứng kiến sự đổi thay của lịch sử, đề nghị cụ nói một câu với tầng lớp thanh niên TQ.
Đáp:  Được thôi. « Trong thời đại toàn cầu hóa, phải từ thế giới nhìn TQ, chớ nên từ TQ nhìn thế giới. »

(Ghi chú của Mã Quốc Xuyên : Cụ Châu Hữu Quang đã đọc và tự tay chỉnh sửa bài này. Cuộc phỏng vấn nói trên được sự giúp đỡ của ông Châu Tiểu Bình con trai cụ Quang và ông Trương Thâm Căn ở Viện Nghiên cứu Khoa học xã hội TQ).

Ghi chú của người dịch:
[1] « Thiết Âm Tự », nghĩa là Chữ phiên âm, một phong trào nghiên cứu sáng chế các phương án phiên âm Hán ngữ bằng chữ Latin hoặc các loại ký hiệu khác.
[2] Trường Cán bộ mồng 7 tháng 5 : tên gọi hệ thống trường thành lập theo Chỉ thị ngày 7/5/1966 của Mao Trạch Đông, là các nông trường tại các tỉnh hẻo lánh, tập trung cán bộ cơ quan Đảng-Chính phủ và các nhà trí thức để lao động cải tạo, học tập tư tưởng Mao Trạch Đông. Ngày 12/2/1979, Chính phủ TQ ra lệnh giải tán các trường đó, cho mọi người về cơ quan cũ.
[2] Nguyên văn Hán-Việt là « Dao Động Đối », tức cuộc đối thoại giữa Mao Trạch Đông với Hoàng Viêm Bồi (Tham chính viên của Chính phủ Quốc dân Tưởng Giới Thạch) năm 1945 khi Hoàng đến thăm Mao ở Diên An. Trong đó, Mao nói ĐCSTQ chủ trương phát huy dân chủ, chỉ khi nào nhân dân giám sát chính phủ thì chính phủ mới không lơ là công việc.  « Dao động » là nhà hang, tức nhà khoét vào vách đồi, dân miền Tây Bắc TQ thường làm ở nhà hang kiểu này để chống rét. « Đối » là đối thoại.

Nguồn : 
周有光:中国模式如此成功为何无人模仿?
20110103中国网 周有





No comments:

Post a Comment

View My Stats