Saturday 17 February 2018

NĂM 2018: CƠ HỘI VÀNG CHO QUYỀN LỰC ĐẢNG DÂN CHỦ (Hồ Văn Xuân Nhi)




Hồ Văn Xuân Nhi
February 17, 2018

Năm 2018 là năm bầu cử giữa nhiệm kỳ tổng thống, nước Mỹ. Ngày 06 tháng 11 năm nay sẽ là một ngày bầu cử lớn, có thể là ngày mang những vui nhất cho đảng Dân Chủ trong suốt một thập niên quá.

Ngày đảng Dân Chủ hy vọng giành lại quyền lực chính trị, kiểm soát Hạ Nghị Viện Quốc Hội Liên Bang (U.S. House of Representatives) dường như sẽ xảy ra, tuy không ai dám nói chắc. Nhiều dấu hiệu sáng hơn, cho thấy cơ hội giành chiếm quyền kiểm soát đa số tại Thượng Nghị Viện Quốc Hội Liên Bang cũng có thể hy vọng lắm.

Trong ngày 06 tháng 11 tới đây, cử tri nước Mỹ sẽ bỏ phiếu bầu lại 435 ghế dân biểu liên bang và 33 ghế thượng nghị sĩ cấp liên bang. Nhưng đáng tiếc thay, nhà chính trị dân cử mà chiếc ghế đương nhiệm dễ lung lay nhất thì lại không có tên trong lá phiếu bầu cử năm nay.
Đó là tổng thống đương nhiệm Donald Trump.

TỔNG THỐNG DONALD TRUP VỚI BẦU CỬ 2018:

Ông Donald Trump sẽ vẫn tại vị, dù cho đa số cử tri có còn muốn ông ta làm tổng thống nữa hay không. Ngay cả ước mơ của những người chống đối tổng thống Trump, hy vọng rằng một biến cố chính trị lịch sử xảy ra với sự truất phế bởi quốc hội, hay ép buộc ông Trump phải từ chức do hậu quả cuộc điều tra vụ Nga dính líu thế nào với các cố vấn tham mưu cấp cao của ông trong thời gian bầu cử 2016. Nhưng có lẽ mức độ cao là các chuyện đó sẽ không xảy ra trong năm 2018 này. Những người ủng hộ ông Trump có thể yên tâm tổng thống Trump vẫn còn tại chức lúc này, hy vọng đến hết nhiệm kỳ.

Nhưng kết quả bầu cử năm 2018 này sẽ là một thử thách nghiêm trọng, có thể tạo nên nhiều khó khăn cho tổng thống Trump. Trường hợp đảng Dân Chủ giành chiến thắng nắm lại quyền kiểm soát đa số tại quốc hội, sẽ chắc chắn chận đứng lại các chương trình của tổng thống muốn thực hiện. Thậm chí nếu phúc trình báo cáo quốc hội của công tố viên đặc biệt, cựu giám đốc cơ quan FBI Robert Mueller cho thấy có những lý do để cáo buộc tổng thống dính líu (dù chỉ là gián tiếp) với việc Nga can thiệp phá hoại bầu cử nội bộ nước Mỹ, thì đảng Dân Chủ trong thế mạnh cầm quyền tại Hạ Viện hay tại cả 2 viện, sẽ cố tình đưa đến nghị trình truất phế tổng thống (thực tế thì đảng Dân Chủ cũng sẽ rất khó hội đủ 2/3 số phiếu tại Thượng Viện để có quyền cách chức tổng thống – theo hiến pháp quy định).

Chận đứng các chương trình và ý muốn của tổng thống Doanld Trump là điều mà đảng Dân Chủ hy vọng nhiều hơn. Truất phế tổng thống đương nhiệm, nhưng cơ hội cho phép phó tổng thống Mike Pence lên thay thế, thì cũng không thú vị cho đảng Dân Chủ. Thà rằng cứ để Trump ngồi đó, với sự tín nhiệm ngày càng giảm sút, thì cơ hội chiến thắng tòa Bạch Ốc năm 2020 tốt hơn cho đảng Dân Chủ. Giới chính trị cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa cùng tin rằng, với mức độ tín nhiệm quá thấp cho Trump, thì chắc chắn Trump chỉ làm tổng thống một nhiệm kỷ mà thôi.

Chính vì tổng thống Trump không có được sự tín nhiệm cao trong giối cử tri, không đạt được lòng dân ở những cuộc thăm dò dân ý, là yếu tố chính mà đảng Dân Chủ đang tràn trề hy vọng một chiến thắng lớn trong năm 2018. Cũng chính Trump đang là sự nhức đầu mà các nhà lãnh đạo đảng Cộng Hòa như chủ tịch Hạ Viện Paul Ryan và thủ lĩnh đảng Cộng Hòa khối đa số Thượng Viện Mitch McConnell phải đối phó nhiều hơn là đối phó với các ứng cử viên đảng Dân Chủ.

Lúc này, về mặt thiên thời, địa lợi, nhân hòa… đều nghiêng nặng về phía đảng Dân Chủ.
Tuy nhiên, chiến thắng của đảng Dân Chủ không phải là một sự hiển nhiên, chắc ăn. Kinh nghiệm bài học bầu cử năm 2016 với một ứng cử viên Hillary6 Clinton hiển nhiên, chắc ăn cái ghế tổng thống… nhưng cho đến giờ phút chót … kết quả về ngược, thì đảng Dân Chủ cũng hiểu rỏ Donald Trump vẫn còn một lực lượng cử tri trung thành, thầm lặng nhưng hiệu quả, đã tạo nên kết quả bất ngờ 2016. Dù Trump không có nhiều uy tín điểm cao với các cuộc thăm dò dân ý, nhưng đối với thành phần lực lượng cử tri đã ủng hộ Trump 2016, thì họ vẫn còn nhiều đức tin nơi vị tổng thống này.

Chúng ta hãy phân tích tình hình chính trị với các ghế dân cử mà đảng Dân Chủ hy vọng giành lại, hay đảng Cộng Hoa đang cố giữ lấy. Như thế sẽ rỏ hơn, thiên thời, địa lợi, nhân hòa…hôm nay đang như thế nào xảy ra cho 2 đảng này…

THƯỢNG NGHỊ VIỆN LIÊN BANG (U.S. SENATE):

Hiện nay, tại thượng viện quốc hội liên bang, đảng Cộng Hòa nắm quyền đa số với số ghế 52 so với 48 cho đảng Dân Chủ. Tuy rằng Trump không được điểm cao uy tín, nhưng đảng Cộng Hòa vẫn còn hy vọng giữ lấy quyền lực tại Thượng Viện nếu dựa theo yếu tố địa lợi, nhân hòa ở các địa phương cấp tiểu bang. Những tiểu bang bầu cử lại chiếc ghế thượng nghị sĩ cho 33 vị.

Trong số 33 ghế thượng nghị sĩ phải bầu lại, chỉ có 8 ghế là thuộc đảng Cộng Hòa . Như thế có nghĩa là, còn lại 25 ghế của đảng Dân Chủ phải có nhiệm vụ bảo vệ. Chưa nói đến trong số này, có đến 10 tiểu bang đã bỏ phiếu thắng cho Trump năm 2016. Đảng Dân Chủ làm bài toán, sẽ có nhiều lo lắng quan tâm. Đảng Cộng Hòa tuy có những e ngại vì tình hình không sáng sủa cho Trump, nhưng vẫn còn nhiều hy vọng hơn.

Phía đảng Dân Chủ có những ghế bầu lại nhưng lung lay, là tại các tiểu bang West Virginia với nghị sĩ Joe Manchin, tiểu bang North Dakota với nghị sĩ Heidi Heitkamp. Hai tiểu bang này được xem là những tiểu bang “vùng đỏ” tức lãnh địa của đảng Cộng Hòa. Ngoài ra, 2 tiểu bang khác tuy được xem là những vùng cử tri cấp tiến nhưng nhiều lần đảng Cộng Hòa đã thắng ghế thống đốc, kể cả Trump chiến thắng năm 2016, đó là trường hợp nghị sĩ Dân Chủ đương nhiệm Sherrod Brown tại tiểu bang Ohio, và nghị sĩ Dân Chủ đương nhiệmTammy Baldwin tại tiểu bang Wisconsin.

Tại tiểu bang West Virginia, năm 2016 ông Trump đã thắng với tỉ lệ gần 70% số phiếu. Ông Joe Manchin không thể dựa vào nhãn hiệu đảng Dân Chủ, mà phải vận động dựa trên tên tuổi uy tín cá nhân mình nhiều hơn. Bởi vì chắc chắn tiểu bang này sẽ nghiêng về đảng Cộng Hòa và còn yêu Trump lắm. Tin lành cho đảng Dân Chủ là các nghị sĩ như Manchin và Heitkamp đều có uy tín cao cá nhân, dù cử tri tiểu bang họ thuộc về đảng Cộng Hòa đa số đông.

Nhưng đảng Dân Chủ hy vọng vào tiểu bang Ohio, bởi vì Trump chỉ thắng có 19,000 phiếu lần bầu cử năm 2016, nên nếu nghị sĩ Sherrod Brown có thể thúc đẩy nỗi lực lượng cử tri đảng Dân Chủ đi bỏ phiếu đông, có cơ hội giữ lấy ghế này cho đảng Dân Chủ.

Một ghế thượng nghị sĩ khác của đảng Dân Chủ mà đảng Cộng Hòa có hy vọng đoạt lấy là tại tiểu bang Indiana, với thượng nghị sĩ Joe Donnelly đương nhiệm mới có một nhiệm kỳ nên còn rất yếu của đảng Dân Chủ. Thêm nữa là ghế nghị sĩ tại tiểu bang Missouri với nghị sĩ đương nhiệm Claire McCaskill đảng Dân Chủ sẽ đối đầu với ngôi sao chính trị đang lên của đảng Cộng Hòa là bộ trưởng tư pháp tiểu bang Josh Hawley. Đây cũng là một ghế hy vọng vào tay đảng Cộng Hòa.

Lý do mà đảng Dân Chủ nuôi nhiều hy vọng phấn khởi để nắm lấy quyền đa số tại thượng viện năm nay, là bởi vì 2 tiểu bang với các nghị sĩ đương nhiệm đảng Cộng Hòa rất yếu, ghế nhiều lung lay, đó là tại tiểu bang Arizona khi nghị sĩ Cộng Hòa Jeff Flake quyết định không tái tranh cử, mà một ứng cử viên Cộng Hòa thuộc phái bảo thủ cực đoan là Kelli Ward (người đã thử thời vận nhưng thua nghị sĩ John McCain vòng bầu cử sơ bộ đảng Cộng Hòa năm 2016). Ứng cử viên này quá cực đoan để có thể hy vọng chiến thắng. Tiểu bang khác nữa mà đảng Dân Chủ nuôi hy vọng giành lấy từ tay đảng Cộng Hòa, là tiểu bang Nevada. Nơi đây, bà Hillary Clinton đã thắng cử năm 2016 và nghị sĩ đương nhiệm Cộng Hòa Dean Heller phải đối phó vất vả với phe cựu hữu trong đảng sẽ tranh vòng sơ bộ, có các ứng cử viên do cựu cố vấn chiến lược gia của TT Trump ở tòa Bạch Ốc, Steve Bannon đưa ra để chống đảng.

Đảng Cộng Hòa cũng đối phó với nguy cơ mất 2 ghế tại Nevada và Arizona. Đảng Dân Chủ cần chiến thắng tại 2 tiểu bang này và chiếm thêm 1 ghế khác của đảng Cộng Hòa, hay hy vọng thắng tại tiểu bang Tennesse là nơi mà thượng nghị sĩ đương nhiệm Cộng Hòa Bob Corker đã tuyên bố không tái tranh cử. Đảng Dân Chủ cũng nuôi hy vọng thắng tại tiểu bang Texas, nơi mà thượng nghị sĩ Cộng Hòa đương nhiệm Ted Cruz đang đối đầu khó khăn với ứng cử viên Beto O’Rourke, một vị thượng nghị sĩ tiểu bang ở bang này. Texas mỗi ngày đông đảo cử tri gốc Mễ và cử tri gốc Á Châu nhiều hơn, cả hai khối cử tri gốc di dân này đang nghiêng về đảng Dân Chủ.

Đảng Dân Chủ hy vọng lắm để giành lấy quyền kiểm soát phe đa số tại Thượng Viện Quốc Hội Liên Bang năm nay, nhưng là một con đường dài với nhiều chặng khó khăn. Bởi vì đảng phải bảo vệ rất nhiều ghế đương nhiệm của đảng mình lần này. Chiến lược chính trị sẽ thành chiến lược phòng thủ thay vì tấn công đối phương.

HẠ NGHỊ VIÊN LIÊN BANG (U.S. HOUSE OF REPRESENTATIVES)

Trong số 435 ghế dân biểu liên bang phải bầu cử lại mỗi 2 năm, thì đảng Cộng Hòa đang nắm đa số 239 trong khi đảng Dân Chủ có 194 ghế. Tất cả phải bầu lại. Đó chính là điểm hay cán cân quyền lực chính trị nước Mỹ: luôn dễ dàng đổi thay.

Một trong các yếu tố quan trọng mùa bầu cử, là nếu các vị dân biểu đương nhiệm có tái tranh cử hay không. Tính đến cuối năm 2017, thì đã có 23 dân biểu đương nhiệm đảng Cộng Hòa và 10 dân biểu đương nhiệm đảng Dân Chủ đã tuyên bố không tái tranh cử. Trong số đó có vài ghế nằm trong các đơn vị cử tri thuộc hạng “swing vote” có nghĩa là cử tri độc lập, không nghiêng hẳn về Cộng Hòa hay Dân Chủ, nên bất cứ đảng nào cũng có cơ hội tại địa phương. Thí dụ như ghế của dân biểu Cộng Hòa đương nhiệm Dan Reitchert tại tiểu bang Washington, và dân biểu Tim Walz của đảng Dân Chủ tại tiểu bang Minnesota, là những đơn vị cử tri độc lập không nghiêng hẳn cho đảng nào. Nên khó đoán các ghế này các đảng có giữ nổi hay không.

Đảng Dân Chủ thường có cơ hội chiến thắng vào những năm giữa nhiệm kỳ tổng thống, khi xảy ra tại các đơn vị cử tri địa phương mà có những vị đương nhiệm về hưu hay vì lý do gì không tái tranh cử nữa. Cũng có thể vì làn sóng nhiều cử tri trong đơn vị mình bất mãn với TT Trump, đã là yếu tố cho một vài dân biểu Cộng Hòa đương nhiệm phải rút lui kỳ này. Nhất là những tiểu bang mà đảng Dân Chủ quá mạnh, như tại tiểu bang California.

Một vài đơn vị cử tri mặc dù do đảng Cộng Hòa đang nắm giữ với các vị đương nhiệm, nhưng tại các đơn vị này đã cho chiến thắng về Hillary Clinton năm 2016. Đảng Dân Chủ sẽ để mắt chú trọng các địa phương mà bà Clinton đã gây kết quả. Một trong những đơn vị cử tri được ghi nhận là trận đánh chính trị thử thách cho đảng Dân Chủ năm nay tại California, chính là ghế của dân biểu Cộng Hòa đương nhiệm Dana Rohrabacher vùng quận Cam. Dù tại vị gần 30 năm qua, nhưng Dana Rohrabacher đang bị chỉ trích là người thân Nga, có nhiều quan hệ với tổng thống Nga Vladimir Putin, và còn bị chính các đồng viện đảng Cộng Hòa chế diễu là ông đang ăn lương của tổng thống Putin. Dana Rohrabacher đối đầu cuộc tái tranh cử gian nan nhất trong sự nghiệp chính trị của ông lần này.

Một ghế khác của đảng Cộng Hòa nắm giữ nhiều thập niên qua tại California, là ghế của dân biểu Darell Issa, một người có nhiều quyền lực tại Hạ Viện khi đảng Cộng Hòa nắm quyền đa số, Ông này không tái tranh cử năm nay, và hồi năm 2016 thì ông Issa chỉ thắng với tỉ lệ phiếu rất thấp. Đảng Dân Chủ có hy vọng thắng tại đơn vị này.

Một điều cần chú ý, tiểu bang California có hệ thống bầu cử khác nhiều tiểu bang. Không phải ứng cử viên nhiều phiếu nhất từ mỗi đảng ở vòng sơ bộ sẽ vào chung kết vòng tổng tuyễn cử. Nhưng vòng sơ bộ sẽ chọn  2 ứng cử viên cao phiếu nhất, bất kể đảng nào, để vào chung kết 2 người cho tổng tuyển cử tháng 11. Có thể trường hợp xảy ra, là 2 ứng cử viên cùng đảng vào chung kết tổng tuyễn cử. 

Phía bên đảng Cộng Hòa cũng tin vào chiến lược theo từng địa bàn. Những vùng mà ông Trump đã chiến thắng năm 2016 dù là những vùng cử tri “xanh” tức địa bàn của đảng Dân Chủ, họ hy vọng ông Trump vẫn giữ được khối cử tri các địa phương này. Như tại tiểu bang Minnesota là vùng đất “xanh” đảng Dân Chủ nhiều năm, nhưng Trump đã thắng ở 3 đơn vị cử tri dân biểu địa phương mà đảng Dân Chủ nắm ghế đương nhiệm. Đảng Cộng Hòa tung ra những ứng cử viên thuộc phe Trump để tranh cử các địa phương này, như trường hợp dân biểu Dân Chủ Collin Peterson tuy là dân biểu đảng Dân Chủ đương nhiệm, nhưng địa hạt này đã bỏ phiếu cho Trump với chiến thắng tỉ lệ cách biệt đến 30%.

Đảng Dân Chủ tin vào thời cơ cho đảng họ sau khi nhiều cuộc bầu cử đặc biệt trong  năm 2017 qua đã xảy ra kết quả chiến thắng cho đảng Dân Chủ, như tại tiểu bang Alabama, West Virginia là những nơi tuy Trump đã thắng 2016 nhưng đảng Cộng Hòa đã thua với những cuộc bầu cử đặc biệt 2017 vừa qua. Nhất là trường hợp xảy ra ở Alabama, vùng đất “rất đỏ” của đảng Cộng Hòa bao nhiêu thập niên.

Donald Trump thắng cử năm 2016 với số phiếu cử tri đoàn, theo tiểu bang. Bầu cử năm 2018, các chức dân biểu hay nghị sĩ sẽ bầu theo phiếu cử tri phổ thong, là số phiếu mà Trump đã thua ít hơn Clinton đến gần 2 triệu phiếu. Có nghĩa là cử tri đi bầu cho Trump bỏ phiếu hơn cho Clinton tại nhiều địa hạt cấp dân biểu địa phương.

Bản đồ chính trị năm  nay cho thấy thời cơ đảng Dân Chủ đã đến với các ghế dân biểu liên bang. Nếu lấy lại quyền kiểm soát đa số tại Hạ Nghị Viện, đảng Dân Chủ có thể chận đứng nhiều nghị trình làm việc mà Trump muốn tiếp tục cho 2 năm cuối của nhiệm kỳ, và đẩy Trump vào những thất bại làm giảm thêm uy tìn với chính khối cử tri của mình khi muốn tái tranh cử năm 2020. Dĩ nhiên, đảng Dân Chủ sẽ muốn thực hiện việc truất phế Trump ngay sau khi đã nắm quyền đa số tại Hạ Viện Quốc Hội. Nhưng thực tế, muốn truất phế Trump, phải có đủ 2/3 đa số phiếu tại Thượng Viện, là chặng khó nhất.

Dù sao, năm 2018, nếu với chiến thắng vẻ vang dành lấy Hạ Viện, hay cả 2 viện, thì hy vọng năm 2020 huy hoàng của đảng Dân Chủ càng rỏ ràng.

Trong khi đảng Cộng Hòa, tất cả mọi người nhất là giới trưởng lão trong đảng, đều hiểu rỏ, lỗi không phải do giới lãnh đạo đảng thất bại chiến lược hay sách lược, mà chính là lòng dân không thể chấp nhận Trump với vị trí tổng thống. Quyết định cử tri mang hình phạt cho đảng Cộng Hòa mất đi quyền lực phe đa số tại 2 viện quốc hội, chỉ là thái độ bày tỏ của cử tri với tổng thống đương nhiệm nhiều hơn là sự bất bình với đảng này.

Nhưng, không phải chỉ là ông Donald Trump, hầu như tổng thống nào cũng thế trong nhiệm kỳ đầu tiên, luôn là yếu tố cho đảng của mình thất bại vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đầu tiên tổng thống. Tổng thống nào cũng vậy, kể cả tổng thống Bill Clinton vào bầu cử giữa nhiệm kỳ hồi 1994, hay Barrack Obama hồi năm 2010… đều đã gây thất bại cho đảng Dân Chủ mất quyền kiểm soát Hạ Viện Quốc Hội.

Nhiều người thì lo ngại hơn, có thể tổng thống Trump sẽ gây thiệt hại cho đảng Cộng Hòa không chỉ mùa bầu cử năm 2018, mà có lẽ cả năm 2020 sau nữa.

Hồ Văn Xuân Nhi

---------------------------

CÁC TIN KHÁC

















No comments:

Post a Comment

View My Stats